Đặc tính truyền lan của sóng ngắn Vô_tuyến_sóng_ngắn

Năng lượng tần số vô tuyến sóng ngắn có khả năng vươn tới bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất vì nó có thể khúc xạ trở lại Trái Đất bởi tầng điện ly (một hiện tượng gọi là "truyền lan sóng trời). Một hiện tượng điển hình của truyền lan sóng ngắn là sự xuất hiện của một vùng tối, trong vùng này không thể thu được tín hiệu. VỚi một tần số làm việc cố định, các thay đổi lớn trong tầng điện ly có thể tạo ra vùng tối vào ban đêm.

Do cấu trúc nhiều lớp của tầng điện ly, truyền lan sóng điện từ thường xảy ra đồng thời trên nhiều đường khác nhau, bị tán xạ bởi lớp E, F và với số lượng các bước nhảy khác nhau, một hiện tượng có thể gây nhiễu cho một số kỹ thuật. Riêng đối với tần số thấp hơn của băng sóng ngắn, sự hấp thụ năng lượng tần số vô tuyến trong lớp điện ly thấp nhất (lớp D) có thể làm tín hiệu bị suy hao rất lớn. Điều này là do sự va chạm của các electron với các phân tử trung tính, các phân tử trung tính sẽ hấp thụ năng lượng của tần số vô tuyến và chuyển thành nhiệt năng.[10] Việc dự đoán đặc tính truyền lan sóng trời phụ thuộc vào:

  • Khoảng cách từ máy phát tới máy thu.
  • Thời gian ban ngày. Vào ban ngày, tần số cao hơn 12 MHz có thể đi xa hơn so với tần số thấp hơn. Vào ban đêm, điều này sẽ ngược lại, tần số thấp hơn đi xa hơn.
  • Với tần số thấp hơn thì sự phụ thuộc vào thời gian ban ngày chủ yếu do lớp thấp nhất của tầng điện ly (lớp D), lớp này chỉ hình thành vào ban ngày khi các photon từ mặt trời phá vỡ nguyên tử thành các ion và electron tự do.
  • Theo mùa trong năm. Trong các tháng mùa đông của bán cầu Bắc hoặc bán cầu Nam, băng tần phát thanh AM có xu hướng thuận lợi hơn vì trời gian ban đêm dài hơn.
  • Vệt sáng mặt trời tại thêm một lượng rất lớn photon, nên lớp ion hóa D sẽ rất lớn, đôi khi trong vài phút tất cả việc truyền lan sóng trời sẽ không tồn tại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vô_tuyến_sóng_ngắn http://www.angelfire.com/ok/worldofradio http://www.economist.com/world/international/displ... http://books.google.com/books?id=4OIDAAAAMBAJ&pg=-... http://www.stormfax.com/wireless.htm http://www.swling.com/ http://www.wwcr.com/wwcr_faq/latest_sw_rx_research... http://www.vlf.it/frequency/bands.html http://www.aptsec.org/meetings/2002/apg2003-4/(56)... http://www.archive.org/stream/beyondionosphere00un... http://www.arrl.org/news/features/1998/1102/2/?nc=...